QUY TRÌNH XÂY DỰNG NHÀ PHỐ

Khi có ý định xây dựng nhà phố, chủ nhà cần tìm hiểu các giai đoạn quan trọng trong quá trình xây nhà để có sự chuẩn bị phù hợp, tối ưu chi phí thi công. Sau đây là quy trình xây dựng nhà phố với 12 bước quan trọng mà chủ nhà cần nắm rõ.

Mục lục

VƯƠNG TÂM ĐỨC hoàn tất quy trình xây nhà trọn gói tại Đồng nai

Quy trình xây nhà phố trọn gói uy tín tại đồng nai

Khi có ý định xây dựng nhà phố, chủ nhà cần tìm hiểu các giai đoạn quan trọng trong quá trình xây nhà để có sự chuẩn bị phù hợp và tối ưu chi phí thi công. Sau đây là quy trình xây dựng nhà phố với 12 bước quan trọng mà chủ nhà cần nắm rõ.

1. Bước 1: Lập kế hoạch xây nhà

Trước khi xây dựng nhà phố, chủ nhà cần lập một kế hoạch chi tiết bao gồm các công việc sau:

1.1. Chuẩn bị lô đất nền

Mảnh đất để xây cất nhà cửa cần được lựa chọn cẩn thận, có thể đáp ứng những yêu cầu như:

  • Nhu cầu sử dụng: Chủ nhà cần xác định rõ mục đích sử dụng của lô đất là để xây nhà ở, kinh doanh, cho thuê hay đầu tư… để từ đó, chọn lô đất có diện tích, hình dạng, vị trí và chi phí đúng với nhu cầu sử dụng.
  • Thế đất và hướng đất: Đây là 2 yếu tố quan trọng trong phong thuỷ, có liên quan mật thiết đến sức khỏe, công việc làm ăn và vận may của gia chủ. Chủ nhà nên chọn lô đất có thế đất cao ráo, bằng phẳng, không bị ngập lụt hay sạt lở. Hướng đất cũng nên phù hợp với tuổi, mệnh và ngũ hành của gia chủ, để tạo ra sự hài hòa và thuận lợi cho cuộc sống.
  • Khu dân cư và các tiện ích xung quanh mảnh đất: Chủ nhà cũng nên chọn lô đất xây dựng nhà phố nằm trong khu dân cư an ninh; văn minh; có các tiện ích như trường học, bệnh viện, siêu thị; và có hệ thống giao thông thuận tiện… bởi ở những thành phố có mật độ dân cư đông đúc, việc di chuyển ở những khung giờ cao điểm không hề dễ dàng.
  • Các vấn đề pháp lý liên quan đến mảnh đất: Chủ nhà cần kiểm tra kỹ các giấy tờ liên quan đến quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất của lô đất. Ngoài ra chủ nhà cần chú ý xem lô đất thuộc loại hình đất nào, quy định cho phép xây dựng như thế nào, có vi phạm quy hoạch dự án sẽ triển khai trong tương lai không hoặc đang có ….Nếu có bất kỳ vấn đề pháp lý nào, chủ nhà nên từ chối mua hoặc yêu cầu người bán giải quyết trước khi giao dịch.

Chủ nhà nên chọn lô đất nằm trong khu dân cư an ninh, văn minh, có hệ thống giao thông thuận tiện

Chủ nhà nên chọn lô đất nằm trong khu dân cư an ninh, văn minh, có hệ thống giao thông thuận tiện

1.2. Lên ý tưởng ngôi nhà

Từ nhu cầu của gia đình cùng tình hình thực tế, chủ nhà có thể lên ý tưởng, có những hình dung sơ bộ về ngôi nhà tương lai, bao gồm:

  • Số lượng phòng ốc: Chủ nhà căn cứ vào nhu cầu sử dụng của gia đình để quyết định xây dựng nhà phố to hay nhỏ, với mức ngân sách bao nhiêu. Ví dụ, một gia đình trẻ gồm 3 thành viên là bố, mẹ và con thì chủ nhà phải tính ít nhất 2 phòng ngủ, 1 phòng bếp và 1 phòng khách và 2 phòng vệ sinh.
  • Các không gian thêm: Ngoài các gian phòng cơ bản, chủ nhà dựa theo nhu cầu của gia đình để thiết kế thêm các phòng tiện ích như phòng karaoke, sân vườn, phòng gym hay gara xe hơi…
  • Phong cách kiến trúc chủ đạo: Chủ nhà có thể chọn một phong cách thiết kế mà mình yêu thích hoặc kết hợp nhiều phong cách khác nhau để tạo ra một không gian độc đáo và cá tính. Một số phong cách thiết kế nhà phố đang được ưa chuộng hiện nay là: Phong cách Hiện đại, Phong cách Tân cổ điển, Phong cách Tối giản, Phong cách Bắc Âu,…

Việc xem xét kỹ lưỡng nhu cầu của gia đình không chỉ nên gói gọn trong thời điểm hiện tại mà còn chủ nhà nên xem xét thêm các yếu tố tương lai và điều kiện xung quanh như: kế hoạch sinh thêm em bé, con cái lớn hơn… Nếu nguồn ngân sách có hạn, chủ nhà có thể xây nhà đáp ứng nhu cầu của gia đình hiện tại và tính toán các phương án mở rộng, nâng tầng… trong tương lai.

Từ nhu cầu của gia đình cùng với tình hình thực tế, chủ nhà có thể lên ý tưởng và có những hình dung sơ bộ về ngôi nhà tương lai

Từ nhu cầu của gia đình cùng với tình hình thực tế, chủ nhà có thể lên ý tưởng và có những hình dung sơ bộ về ngôi nhà tương lai

1.3. Dự trù & phân bổ ngân sách

Việc xác định ngân sách sẽ giúp chủ nhà lựa chọn phương án thiết kế, vật liệu xây dựng, nhà thầu và các chi phí khác phù hợp với khả năng tài chính. Chủ nhà cần tính toán các yếu tố như:

1 – Tổng ngân dự kiến sách cho cả quá trình xây dựng

Hiện nay, hầu hết tất cả các công ty xây dựng đều tính chi phí xây nhà/m2 xây dựng. Chủ nhà có thể lên website của nhà thầu, tham khảo đơn giá để có thể tính toán sơ lược tổng chi phí xây dựng nhà phố một cách nhanh nhất. Đơn giá xây dựng trọn gói nhà phố hiện nay dao động từ 5.000.000 – 7.000.000 VNĐ/m2.

2 – Phân bổ nguồn tiền

Chủ nhà nên phân chia nguồn tiền dựa trên các nguồn thu nhập hiện có và dự kiến, cũng như các hình thức vay mượn (nếu cần) cho từng giai đoạn hoàn thiện căn nhà một cách hợp lý.

3 – Dự trù các chi phí phát sinh

Dự phòng một khoản chi phí phát sinh thêm từ 10 – 30% tổng ngân sách, để có thể đối phó với các rủi ro và tình huống bất ngờ trong quá trình xây dựng nhà phố.

Các khoản chi phí phát sinh có thể bao gồm: chi phí xử lý nền móng, chi phí tăng lên do kéo dài thời gian thi công, chi phí tăng giá của vật liệu hoặc dịch vụ do biến động thị trường, chi phí phát sinh do khối lượng thi công thực tế vượt so với dự toán ban đầu…

Chủ nhà có thể lên website của nhà thầu, tham khảo đơn giá để có thể tính toán sơ lược tổng chi phí xây nhà một các nhanh nhất

Chủ nhà có thể lên website của nhà thầu, tham khảo đơn giá để có thể tính toán sơ lược tổng chi phí xây nhà một các nhanh nhất

1.4. Lên lịch trình dự kiến

Chủ cũng nên tính toán thời điểm xây nhà phố phù hợp, sao cho một số giai đoạn thi công thô và sơn tường sẽ diễn ra vào mùa khô, tránh tình trạng xây nhà quá lâu (quá 2 năm).

Thông thường, tại miền Bắc, nhiều chủ nhà lựa chọn thời điểm bắt đầu khởi công vào tháng 3 (tháng 2 âm lịch) để giai đoạn thi công sẽ hoàn tất trong khoảng tháng 4 – 5, và giai đoạn sơn tường & hoàn thiện nội thất sẽ hoàn tất vào mùa khô (tháng 10 – 12).

Để lên kế hoạch cho việc xây dựng nhà phố, chủ nhà cần xem xét nhiều yếu tố để có thể ấn định sơ lược về lịch trình dự kiến như:

  • Thời gian được phép thi công: Một số khu vực, do quy định chung cũng như ảnh hưởng tới không gian sinh hoạt của các gia đình lân cận, việc thi công không được phép tiến hành vào ban đêm
  • Thời gian vận chuyển vật liệu cho dự án: Đối với các dự án trong nội thành, đặc biệt là trong các khu dân cư, việc vận chuyển và tập kết vật liệu xây dựng có thể bị kéo dài làm cho tiến độ chung của dự án chậm do chỉ có thể chuyển vật liệu bằng phương án thủ công.
  • Khả năng huy động nhân lực: Đa số nhân công thi công xây dựng là nghề tay trái, vào các thời điểm mùa vụ, việc bố trí nhân công sẽ gặp nhiều khó khăn và tiến độ tại các khoảng thời gian này thường bị chậm lại do thiếu nhân sự.

Chủ cũng nên tính toán thời điểm xây nhà phù hợp, sao cho một số giai đoạn thi công thô và sơn tường sẽ diễn ra vào mùa khô

Chủ cũng nên tính toán thời điểm xây nhà phù hợp, sao cho một số giai đoạn thi công thô và sơn tường sẽ diễn ra vào mùa khô

1.5.  Chuẩn bị nơi ở tạm

Chủ nhà có thể cân nhắc đi tìm một phòng trọ hoặc ở tạm nhà người thân… trong quá trình thi công xây dựng nhà phố. Đặc biệt, đối với những gia đình có nhiều thành viên/ có con nhỏ trong độ tuổi đi học, chủ nên lựa chọn chỗ ở đủ lớn và gần trường học/ chỗ làm,…

Chủ nhà có thể cân nhắc đi tìm một phòng trọ hoặc ở tạm nhà người thân

Chủ nhà có thể cân nhắc đi tìm một phòng trọ hoặc ở tạm nhà người thân

2. Bước 2: Chọn nhà thầu thiết kế & ký hợp đồng

Sau khi đã xác định rõ ràng nhu cầu của gia đình và ý tưởng ngôi nhà, chủ nhà tìm kiếm nhà thầu thiết kế để được tư vấn, trao đổi nguyện vọng và hoàn thiện bộ hồ sơ thiết kế.

Các kiến trúc sư có chuyên môn sẽ giúp bạn thống nhất các ý tưởng rời rạc và thực thi bởi phương án có lợi nhất. Từ đó, công trình nhà phố hoàn thiện sẽ có diện mạo thẩm mỹ và đầy đủ công năng tiện nghi.

Khi làm việc với nhà thầu thiết kế, chủ nhà cần làm rõ một số điều như:

  • Mô tả rõ ràng nhu cầu của gia đình: số lượng phòng ngủ phù hợp, phòng khách, bếp ra, phòng vệ sinh, sân phơi… hay có cần bố trí thêm các phòng chức năng nào nữa không.
  • Tính khả thi và sự phù hợp của ý tưởng thiết kế: Phương án thiết kế nhà phố đẹp nhưng cần phải đáp ứng công năng sử dụng và phù hợp với ngân sách của bạn.
  • Các vấn đề về phong thuỷ: Hướng nhà, hướng đất, các bố trí các phòng ốc,… là các yếu tố phong thủy quan trọng, đơn vị thiết kế có thể tư vấn và đưa ra lời khuyên cho bạn.

Các kiến trúc sư có chuyên môn sẽ giúp bạn thống nhất các ý tưởng rời rạc và thực thi bởi phương án có lợi nhất

Các kiến trúc sư có chuyên môn sẽ giúp bạn thống nhất các ý tưởng rời rạc và thực thi bởi phương án có lợi nhất

3. Bước 3: Hoàn thiện bộ hồ sơ thiết kế

Bước tiếp theo vô cùng quan trọng của quy trình xây dựng nhà phố là hoàn thiện bộ hồ sơ thiết kế. Hồ sơ bản vẽ đầy đủ giúp quá trình thi công nhà phố diễn ra thuận lợi, đồng thời hỗ trợ việc giám sát chất lượng công trình dễ dàng hơn. Các bản vẽ thiết kế luôn được đính kèm theo hợp đồng để tiện giám sát và đối chiếu.

Một bộ hồ sơ kiến trúc đầy đủ sẽ bao gồm:

  • Hồ sơ thiết kế kiến trúc
  • Hồ sơ thiết kế kết cấu
  • Hồ sơ thiết kế hệ thống kỹ thuật
  • Hồ sơ thiết kế ngoại thất
  • Hồ sơ thiết kế nội thất
  • Hồ sơ dự toán chi phí

Hồ sơ bản vẽ đầy đủ giúp quá trình thi công nhà phố diễn ra thuận lợi, đồng thời hỗ trợ việc giám sát chất lượng công trình dễ dàng hơn

Hồ sơ bản vẽ đầy đủ giúp quá trình thi công nhà phố diễn ra thuận lợi, đồng thời hỗ trợ việc giám sát chất lượng công trình dễ dàng hơn

4. Bước 4: Chuẩn bị thủ tục pháp lý trước khi xây nhà

Trước khi liên hệ với nhà thầu thi công, chủ nhà cần tìm hiểu các vấn đề pháp lý liên quan như: giấy tờ xác minh quyền sử dụng đất, các thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà ở,…

Xây nhà tại các đô thị bắt buộc phải xin giấy phép xây dựng. Căn cứ theo Nghị định số 15/2021/NĐ-CP, quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng, thủ tục xin cấp phép xây nhà mới được chia như sau:

Đối với các công trình xây dựng không theo tuyến:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định
  • Một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất
  • Quyết định phê duyệt dự án; văn bản thông báo kết quả thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng và hồ sơ bản vẽ thiết kế cơ sở được đóng dấu xác nhận kèm theo (nếu có).
  • Báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng.
  • Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy và các tài liệu, bản vẽ được thẩm duyệt kèm theo theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy.
  • Văn bản kết quả thực hiện thủ tục về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với trường hợp không thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng tại cơ quan chuyên môn về xây dựng.
  • 02 bộ bản vẽ thiết kế xây dựng trong hồ sơ thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng.

Đối với công trình theo tuyến:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định.
  • Một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc Văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về vị trí và phương án tuyến hoặc Quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai.
  • 02 bộ bản vẽ thiết kế xây dựng trong hồ sơ thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng.

Ngoài ra, thủ tục nộp hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng thường được diễn ra theo các bước sau:

  • Bước 1: Nộp hồ sơ tại UBND cấp huyện nơi chuẩn bị xây dựng nhà ở.
  • Bước 2: UBND huyện kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ đã đầy đủ, UBND huyện sẽ viết giấy biên nhận cho người sử dụng đất.
  • Bước 3: Người sử dụng đất nhận kết quả, nộp lệ phí theo quy định tại UBND huyện và nhận giấy phép xây dựng.

Mẫu đơn xin giấy phép xây dựng

Mẫu đơn xin giấy phép xây dựng

5. Bước 5: Lựa chọn nhà thầu thi công

Chủ nhà có thể lựa chọn đơn vị thiết kế kiêm luôn thi công hoặc lựa chọn nhà thầu thi công riêng. Để xây dựng 1 ngôi nhà thẩm mỹ, đảm bảo kết cấu an toàn và đúng tiến độ, vai trò của đơn vị thi công là vô cùng quan trọng. Chủ nhà có thể tham khảo một số kinh nghiệm lựa chọn nhà thầu thi công như sau:

  • Nhà thầu có nhiều kinh nghiệm: Ưu tiên nhà thầu đã từng thi công trình nhà phố tương tự và có chất lượng tốt. Để đảm bảo thông tin chính xác, chủ nhà có thể đi tham quan thực tế một số công trình nhà thầu đã thực hiện.
  • Nhà thầu sử dụng các đội thợ có sự chuyên môn hoá: Một đơn vị thi công chất lượng thường sử dụng các tốp thợ có chuyên môn hóa cao, mỗi đội thợ sẽ thực hiện những công việc riêng trong từng giai đoạn hoàn thiện của công trình: thi công ép cọc, thi công điện nước, thi công sơn bả, thi công cơ khí,…
  • Nhà thầu cần phải cung cấp đầy đủ thông tin về vật liệu sử dụng: Bao gồm nguồn gốc, xuất xứ, hãng sản xuất, chất lượng và tiêu chuẩn kỹ thuật. Những thông tin này phải được ghi rõ trong hợp đồng và có điều khoản cam kết rõ ràng.
  • Nhà thầu phải có cam kết chất lượng thi công chi tiết trong hợp đồng: Tránh những điều khoản không rõ ràng để không phát sinh những rủi ro về sau.

 

Nhà thầu thi công cần có năng lực chuyên môn và giàu kinh nghiệm, ưu tiên đã từng thi công xây dựng nhà phố để đảm bảo chất lượng

6. Bước 6: Công tác chuẩn bị thi công nhà phố

Sau khi hoàn thiện thủ tục pháp lý và thuê được nhà thầu thi công, chủ nhà sẽ tiến hành chuẩn bị các công việc cần thiết cho quá trình thi công nhà phố bao gồm:

6.1. Động thổ

Trước khi tiến hành khởi công, chủ nhà cần phải thực hiện lễ động thổ như một cách để xin phép thần thổ địa canh giữ mảnh đất đó. Đây là một nghi lễ truyền thống của người Việt từ xưa đến nay, giúp quá trình thi công nhà phố diễn ra thuận lợi, không gặp vấn đề trục trặc nào.

Các thủ tục chuẩn bị, trình tự nghi lễ chủ nhà nên tham khảo từ người am hiểu về phong thuỷ. Sau khi làm lễ, gia chủ (hoặc người hợp tuổi) sẽ bổ nhát cuốc khởi công đầu tiên, trình với Thổ thần xin được động thổ, tiếp sau đó mới cho thợ thi công đào tiếp.

Trước khi tiến hành khởi công, chủ nhà cần phải thực hiện lễ động thổ như một cách để xin phép thần thổ địa canh giữ mảnh đất đó

Trước khi tiến hành khởi công, chủ nhà cần phải thực hiện lễ động thổ như một cách để xin phép thần thổ địa canh giữ mảnh đất đó

6.2. Làm sạch mặt bằng

Đơn vị thi công phải chịu trách nhiệm làm cho mặt bằng bằng phẳng, loại bỏ các dây cáp, ống nước có thể gây trở ngại cho việc xây dựng nhà phố. Nếu có nhà cũ trên đất thì cần phải phá dỡ và dọn dẹp phế thải xây dựng. Việc này cần được thực hiện khéo léo, tránh làm ảnh hưởng đến hàng xóm xung quanh.

Đơn vị thi công phải chịu trách nhiệm làm cho mặt bằng bằng phẳng, loại bỏ các dây cáp, ống nước có thể gây trở ngại cho việc xây dựng nhà

Đơn vị thi công phải chịu trách nhiệm làm cho mặt bằng bằng phẳng, loại bỏ các dây cáp, ống nước có thể gây trở ngại cho việc xây dựng nhà

6.3. Chuẩn bị lán trại và nơi tập kết máy móc, vật tư

Thường thì, các công việc này sẽ do nhà thầu chuẩn bị:

  • Chuẩn bị lán trại: Một lán trại tạm sẽ được dựng trong khu vực xây dựng để làm chỗ nghỉ ngơi, ngồi uống nước của các công nhân.
  • Chuẩn nơi tập kết thiết bị máy móc, vật tư xây dựng: Nhà thầu nên sắp xếp vật tư, vật liệu gần nơi sản xuất tương ứng. Điều này sẽ giúp việc di chuyển vật liệu thuận tiện, giúp quá trình làm việc của công nhân dễ dàng hơn.

Nhà thầu nên sắp xếp vật tư, vật liệu gần nơi sản xuất tương ứng

Nhà thầu nên sắp xếp vật tư, vật liệu gần nơi sản xuất tương ứng

6.4. Treo biển báo công trình

Treo biển báo công trình bao gồm biển báo thông tin công trình, biển báo an toàn lao động,… Các biển báo này có tác dụng ngăn người ngoài đi vào khu vực công trình đang thi công.

Treo biển báo công trình bao gồm biển báo thông tin công trình, biển báo an toàn lao động,....

Treo biển báo công trình bao gồm biển báo thông tin công trình, biển báo an toàn lao động,….

7. Bước 7: Thi công phần thô

Giai đoạn thi công thô bao gồm các hạng mục như: phần móng và hệ thống kết cấu chịu lực của ngôi nhà (cột, khung, dầm, sàn…), mái nhà và hệ thống tường bao ngăn chia. Thi công thô cần chú ý tuân thủ chặt chẽ bản vẽ thiết kế để đảm bảo an toàn kỹ thuật cho công trình, giúp bạn có một ngôi nhà đẹp và bền vững với thời gian.

Cụ thể, ở mỗi hạng mục sẽ có các đầu việc cụ thể:

7.1. Thi công phần cọc

Ép cọc bê tông là quá trình sử dụng lực để nén các cọc bê tông đã được đúc sẵn (hình trụ tròn xuống một số vị trí nhất định theo yêu cầu của thiết kế). Với các công trình nhà phố thường có số tầng trung bình từ 4 – 5 tầng, đây là công việc vô cùng cần thiết giúp tăng khả năng chịu lực, chống lún sụt nền móng.

Thi công phần cọc bao gồm hai hạng mục chính:

  • Định vị tim móng cọc: Xác định vị trí và khoan đất.
  • Thi công ép cọc: Nén ép cọc xuống vị trí đã bố trí sẵn.

Ép cọc bê tông là quá trình sử dụng lực để nén các cọc bê tông đã được đúc sẵn (hình trụ tròn xuống một số vị trí nhất định theo yêu cầu của thiết kế)

Ép cọc bê tông là quá trình sử dụng lực để nén các cọc bê tông đã được đúc sẵn (hình trụ tròn xuống một số vị trí nhất định theo yêu cầu của thiết kế)

7.2. Thi công phần móng

Móng nhà có vai trò chịu lực chính cho toàn bộ kết cấu phía trên của ngôi nhà, bao gồm tường nhà, dầm, sàn mái… Nếu nền móng thi công ẩu và sai kỹ thuật có thể khiến ngôi nhà nghiêng lệch, biến dạng thậm chí đổ nhà.

Thi công phần móng nhà phố bao gồm các công việc như:

  • Thi công đào đất hố móng, cắt đầu cọc, dầm móng. (Lưu ý: Khi thi công đào móng cần có phương án để phòng chống ảnh hưởng tới các nhà lân cận)
  • Thi công cốp pha, thi công hệ thống bể nước, bể phốt ngầm, thi công đài giằng móng.
  • Thi công hệ thống thoát nước.
  • Thi công lấp đất hố móng tới cốt cao độ sàn (Việc lấp đất cần được theo dõi và kiểm soát độ chặt kĩ càng vì có thể gây ảnh hưởng tới kết cấu sàn tầng 1 sau này ).
  • Đổ bê tông sàn phần mỏng nhà phố (Bảo dưỡng bê tông bằng cách tưới nước).

Móng nhà có vai trò chịu lực chính cho toàn bộ kết cấu phía trên của ngôi nhà, bao gồm tường nhà, dầm, sàn mái…

Móng nhà có vai trò chịu lực chính cho toàn bộ kết cấu phía trên của ngôi nhà, bao gồm tường nhà, dầm, sàn mái…

7.3. Thi công phần khung nhà phố

Khung nhà giống như hệ “xương sống” nâng đỡ toàn bộ ngôi nhà. Thi công phần khung nhà phố sẽ bao gồm các công việc như sau:

  • Đổ bê tông vách hầm (nếu nhà phố xây dựng tầng hầm)
  • Đổ bê tông các cột, dầm, sàn các tầng lầu, sân thượng…
  • Thi công cầu thang

Khung nhà giống như hệ “xương sống” nâng đỡ toàn bộ ngôi nhà

Khung nhà giống như hệ “xương sống” nâng đỡ toàn bộ ngôi nhà

7.4. Thi công phần mái nhà phố

Có nhiều loại mái nhà phố khác nhau, như mái ngói, mái tôn, mái bê tông,… Mỗi loại mái có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với từng phong cách kiến trúc và yêu cầu của gia chủ.

Trong đó, mái ngói là loại mái được nhiều người ưa chuộng bởi vẻ đẹp truyền thống, sang trọng và bền bỉ. Tuy nhiên, việc thi công mái ngói cũng đòi hỏi nhiều thời gian và công sức hơn so với các loại mái khác.

Mỗi loại mái có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với từng phong cách kiến trúc và yêu cầu của gia chủ.

Mỗi loại mái có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với từng phong cách kiến trúc và yêu cầu của gia chủ.

7.5. Lắp đặt điện nước

Công tác thi công điện nước cần tuyệt đối tuân theo các thông số và vị trí trong bản vẽ thiết kế để đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật, các yêu cầu an toàn của toàn bộ hệ thống. Thi công điện nước bao gồm các công việc là: Lắp đặt dây điện âm, ống nước lạnh âm, ống nước nóng âm (nếu có), đường dây internet, cáp truyền hình, điện thoại,…

Công tác thi công điện nước cần tuyệt đối tuân theo các thông số và vị trí trong bản vẽ thiết kế để đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật

Công tác thi công điện nước cần tuyệt đối tuân theo các thông số và vị trí trong bản vẽ thiết kế để đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật

8. Bước 8: Thi công hoàn thiện

Thi công hoàn thiện là công đoạn giúp mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ của ngôi nhà và bảo vệ kết cấu công trình như việc xây trát tường, chống thấm, ốp lát gạch…

8.1. Công tác xây tường nhà và tường ngăn phòng

Tường là kết cấu giúp tăng khả năng chịu lực cho đồng thời là tấm chắn vững chắc bảo vệ công trình trước những tác động bên ngoài như: nắng, mưa, khói bụi,… Chủ nhà nên lựa chọn loại gạch xây tường có độ cứng cao, không rạn nứt và có giấy chứng nhận đảm bảo chất lượng của các cơ sở chuyên môn.

Tường xây hoàn thiện cần đảm bảo các yêu cầu sau:

  • Xây tường gạch phải đúng vị trí, hình dạng và kích thước theo bản thiết kế.
  • Khối xây chắc chắn, mạch vữa đầy và chặt chẽ, được miết gọn.
  • Các lớp mạch thẳng hàng và phẳng.
  • Góc của khối cạnh phải đúng theo thiết kế.

Tường là kết cấu giúp tăng khả năng chịu lực đồng thời là tấm chắn vững chắc bảo vệ công trình trước những tác động bên ngoài như: nắng, mưa, khói bụi,... 

Tường là kết cấu giúp tăng khả năng chịu lực đồng thời là tấm chắn vững chắc bảo vệ công trình trước những tác động bên ngoài như: nắng, mưa, khói bụi,… 

8.2. Công tác trát tường

Trát tường là công việc làm phẳng tường bằng vữa xi măng, được chà mịn để đảm bảo tính thẩm mỹ và bảo vệ bức tường khỏi nguy cơ thấm, nứt. Bề mặt tường trát hoàn thiện phẳng đẹp tạo điều kiện thuận lợi cho công tác sơn bả về sau.

Trát tường là công việc làm phẳng tường bằng vữa xi măng

Trát tường là công việc làm phẳng tường bằng vữa xi măng

8.3. Công tác chống thấm

Công tác chống thấm là một trong những hạng mục quan trọng nhất mà chủ nhà cần lưu ý trong quy trình xây dựng nhà phố. Chống thấm giúp gia tăng tuổi thọ cho công trình nhà phố và hạn chế ẩm mốc. Các vị trí thường được chống thấm là sàn sân thượng, nhà vệ sinh, ban công, nhà vệ sinh,…

Chống thấm sân thượng bằng phương pháp bitum

Chống thấm sân thượng bằng phương pháp bitum

8.4. Công tác ốp lát gạch

Ốp gạch là kỹ thuật trang trí nền hoặc tường nhà bằng cách “dán” các viên gạch lên bề mặt (sử dụng chất kết dính là xi măng hoặc keo dán gạch ). Gạch ốp có thể có nhiều loại với kích thước, màu sắc, hoạ tiết khác nhau và chủ nhà cần lựa chọn để phù hợp với không gian nội thất nhà mình.

Một số điều cần chú ý trong khi thực hiện kỹ thuật ốp gạch:

  • Ốp, lát đúng kỹ thuật, thẩm mỹ.
  • Quá trình ốp thường xuyên kiểm tra vị trí mặt ốp lát theo mốc tham chiếu.
  • Khi ốp gạch cần đảm bảo gạch đồng bộ về màu sắc.

Ốp gạch là kỹ thuật trang trí nền hoặc tường nhà bằng cách “dán” các viên gạch lên bề mặt (sử dụng chất kết dính là xi măng)

Ốp gạch là kỹ thuật trang trí nền hoặc tường nhà bằng cách “dán” các viên gạch lên bề mặt (sử dụng chất kết dính là xi măng)

8.5. Công tác thi công trần thạch cao

Trần thạch cao được cấu thành từ những tấm thạch cao. Sau khi lắp đặt hoàn chỉnh hệ thống khung xương, thợ thi công sẽ lắp đặt các tấm trần vào khung. Mỗi tấm thạch cao có kích thước trung bình khoảng 1220×2440 mm, kích thước lớn hơn rất nhiều so với 1 viên gạch. Chủ nhà có thể lựa chọn lắp đặt hệ trần thạch cao chìm hoặc trần nổi, các kiểu dáng thiết kế độc đáo để phù hợp với từng không gian  kiến trúc trong nhà phố.

Sau khi lắp đặt hoàn chỉnh hệ thống khung xương, thợ thi công sẽ lắp đặt các tấm trần vào khung

Sau khi lắp đặt hoàn chỉnh hệ thống khung xương, thợ thi công sẽ lắp đặt các tấm trần vào khung

8.6. Công tác sơn bả

Sơn bả công trình cần được tiến hành cho cả nội và ngoại thất để mang lại sự láng mịn và bóng đẹp cho lớp hoàn thiện. Chủ nhà nên lựa chọn màu sơn cẩn thận vừa hài hoà với không gian nội thất, vừa tương hợp với bản mệnh.

Thi công sơn là công đoạn đòi hỏi yêu cầu cao về sự tỉ mỉ,  tay nghề của thợ thi công để nước sơn được đều và đảm bảo tính thẩm mỹ chung của ngôi nhà. Bên cạnh đó, nhiều gia chủ chọn đá tự nhiên làm điểm nhấn tạo ấn tượng cho công trình nhà phố.

Sơn bả công trình cần được tiến hành cho cả nội và ngoại thất để mang lại sự láng mịn và bóng đẹp cho lớp hoàn thiện

Sơn bả công trình cần được tiến hành cho cả nội và ngoại thất để mang lại sự láng mịn và bóng đẹp cho lớp hoàn thiện

8.7. Lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng, đèn trang trí

Lắp đặt hệ thống đèn không chỉ giúp cung cấp đủ ánh sáng cho không gian sống, mà còn là điểm nhấn trang trí quan trọng tạo nên bầu không khí ấm cúng và tiện nghi. Các thiết bị chiếu sáng bao gồm đèn chùm, đèn cây, đèn tường,… khi lắp đặt cần tuân thủ bản vẽ và đúng với thiết kế hệ thống điện trong nhà.

Lắp đặt hệ thống đèn không chỉ giúp cung cấp đủ ánh sáng cho không gian sống mà còn là điểm nhấn trang trí quan trọng tạo nên bầu không khí ấm cúng

Lắp đặt hệ thống đèn không chỉ giúp cung cấp đủ ánh sáng cho không gian sống mà còn là điểm nhấn trang trí quan trọng tạo nên bầu không khí ấm cúng

9. Bước 9: Lắp đặt nội thất

Thi công nội thất, bao gồm các công việc lắp đặt thiết bị nội thất và hoàn thiện các phụ kiện trang trí nhà. Lắp đặt nội thất chia ra làm hai loại là lắp nội thất dính tường và lắp nội thất di động, trong đó:

  • Lắp nội thất dính tường bao gồm lắp tủ bếp, tủ quần áo, kệ sách,… theo đúng bản vẽ thiết kế và cần chú ý không để các tủ hay kệ lệch hay lung lay.
  • Lắp nội thất di động bao gồm lắp bàn ghế, giường, sofa,… theo sở thích của gia chủ và không nên để các vật dụng cản trở ánh sáng hay sự thông thoáng.

Các thiết bị nội thất cũng như các cấu trúc trang trí phải được lựa chọn,  lắp đặt đúng như hồ sơ thiết kế. Công đoạn này cần được tiến hành cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác để đạt được hiệu quả thẩm mỹ cao và thể hiện đúng ý đồ của bản vẽ thiết kế.

Sau khi quá trình thi công hoàn thiện kết thúc, đơn vị thi công tiến hành thi công nội thất

Sau khi quá trình thi công hoàn thiện kết thúc, đơn vị thi công tiến hành thi công nội thất

10. Bước 10: Tổng vệ sinh sau khi xây dựng

Cuối cùng, khi đã hoàn thành các công việc trên, đội ngũ thi công sẽ làm vệ sinh nhà sạch sẽ và dọn dẹp các loại phế thải xây dựng thừa trong quá trình xây nhà như: vật liệu vỡ, thùng, bao xi măng, cát đá, sắt thép… Các vật liệu này sẽ được gom gọn để tập kết đúng nơi quy định ngoài khu vực công trình nhà ở đã hoàn thiện để đảm bảo mỹ quan và an toàn.

Đội ngũ thi công sẽ làm vệ sinh nhà sạch sẽ và dọn dẹp các loại phế thải xây dựng

Đội ngũ thi công sẽ làm vệ sinh nhà sạch sẽ và dọn dẹp các loại phế thải xây dựng

11. Bước 11: Nghiệm thu và bàn giao công trình

Chủ nhà và nhà thầu xây dựng sẽ tiến hành tổ chức nghiệm thu theo từng hạng mục. Quá trình nghiệm thu sẽ được diễn ra liên tục trong quá trình thi công, xây dựng nhà phố. Khi kiểm tra nghiệm thu công trình, chủ nhà sẽ đánh giá các hạng mục thi công phải được hoàn thiện đúng so với hợp đồng ký kết và không có bất kỳ lỗi thi công nào,…

Dưới đây là một số hạng mục quan trọng, chủ nhà cần kiểm tra kỹ lưỡng để có được một căn nhà phố hoàn thiện đảm bảo công năng sử dụng:

  • Kiểm tra chủng loại, màu sắc, số lượng, có bị hỏng hóc không.
  • Kiểm tra vị trí đúng thiết kế, các đồ treo cần đủ vít, chắc chắn và cân bằng.
  • Sử dụng thử đồ nội thất, đèn, ổ cắm, điều hòa và các thiết bị khác.

Sau khi nghiệm thu, đơn vị thi công tiến hành bàn giao nhà mới cho chủ nhà.

Biên bản nghiệm thu hoàn thành các hạng mục của công trình xây dựng

Biên bản nghiệm thu hoàn thành các hạng mục của công trình xây dựng

12. Bước 12: Thanh toán lần cuối & giữ tiền bảo hành

Cuối cùng, sau khi bàn giao nhà, chủ nhà tiến hành thanh toán tiền xây dựng lần cuối cho nhà thầu. Chủ nhà nên giữ tiền bảo hành của Nhà thầu (theo quy định là 5% trong 1 năm) và thể hiện điều kiện này ngay trong Hợp đồng để đảm bảo quyền lợi của mình.

Cuối cùng, sau khi bàn giao nhà, chủ nhà tiến hành thanh toán tiền xây dựng cho nhà thầu lần cuối

Cuối cùng, sau khi bàn giao nhà, chủ nhà tiến hành thanh toán tiền xây dựng cho nhà thầu lần cuối

Xây Tổ Ấm – Đồng hành cùng chủ nhà tìm kiếm nhà thầu thiết kế – xây dựng nhà phố chuyên nghiệp

Xây dựng nhà phố là một quá trình đầy khó khăn và lâu dài, đòi hỏi sự quản lý, giám sát nghiêm ngặt ở từng công đoạn. Chủ nhà nên lựa chọn những đơn vị có năng lực chuyên môn, giàu kinh nghiệm để tư vấn thiết kế và thi công đảm bảo chất lượng để xây cất ngôi nhà mơ ước.

Xây Tổ Ấm là nền tảng kết nối chủ nhà và nhà thầu hàng đầu tại Việt Nam, được quản lý bởi tập đoàn Mitsui & Co., Ltd Nhật Bản. Hợp tác với Xây Tổ Ấm, chủ nhà sẽ nhận được những lợi ích như:

  • Xác thực và đưa ra đề xuất nhà thầu phù hợp: Nhà thầu trong mạng lưới của Xây Tổ Ấm đều đã trải qua quá trình xác minh năng lực kỹ lưỡng từ đội ngũ chuyên gia chuẩn Nhật. Đến với Xây Tổ Ấm, các chuyên viên sẽ căn cứ vào công trình và mong muốn của chủ nhà để đưa ra 3 đề xuất nhà thầu phù hợp nhất.
  • Hỗ trợ thương lượng với nhà thầu: Xây Tổ Ấm đồng hành cùng chủ nhà trong việc xem xét bản thiết kế, hợp đồng và các báo giá chi tiết. Từ đó giảm thiểu rủi ro và tiết kiệm thời gian cho chủ nhà.
  • Đồng hành trong quá trình thi công: Luôn ở bên cạnh chủ nhà trong suốt quá trình thi công với hơn 140+ giờ kiểm tra công trình ở các thời điểm quan trọng; cung cấp báo cáo và cập nhật tình trạng công trình cho chủ nhà và hỗ trợ chủ nhà quản lý chất lượng thi công của nhà thầu.
  • ————————————-Hãy liên hệ ngay với vuongtamduc.com chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn & lựa chọn đối tác tin cậy nhất nhé!Hotline: 0933454445 để được tư vấn 1 cách tốt nhất

    Email: vuongtamduc@gmail.com

    Facebook: https://www.facebook.com/vuongtamduc

Bài viết liên quan