NHÀ THÔNG MINH – XU HƯỚNG CỦA THỜI ĐẠI CÔNG NGHỆ 4.0

Nhà thông minh tại Đồng nai

Vương Tâm Đức đang dần hoàn thiện công nghệ 4.0 vào trong chính những ngôi nhà thi công.

Khi các từ khóa Công nghệ 4.0 hay Cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 ngày càng trở nên phổ biến hơn, kéo theo nhiều phát triển trong lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật với vô số các phát minh, cải tiến mới, việc sở hữu Ngôi nhà thông minh (smart house/ smart home) dần trở nên quen thuộc hơn trong cuộc sống của mọi người, thoát khỏi mặc định thông thường của chuỗi tiện ích vốn được xem như một phần của phong cách sống xa hoa, sang trọng.

 

Xu-huong-nha-thong-minh
Thị trường Nhà thông minh tại Việt Nam được dự đoán tăng trưởng mạnh đến năm 2026. (Cre pic: Pinterest)

Theo báo cáo của Statista cập nhật đến tháng 02/2022 cho thị trường Smart Home Việt Nam 2021-2026, tính đến tháng 10/2021, thị trường này đã đạt được mức doanh thu xấp xỉ 179 triệu USD và dự kiến sẽ tăng trưởng mạnh đến mức 454 triệu USD đến năm 2026.

thi-truong-nha-thong-minh-viet-nam-2021-2026-1656317553.png

Với mức tăng trưởng này, theo Global Web Index, Việt Nam đã tiến đến top 06 các quốc gia có tỉ lệ người dùng internet sở hữu thiết bị nhà thông minh cao nhất. Tuy vậy, vẫn có đến 87% người Việt chưa sở hữu thiết bị nhà thông minh.

thi-truong-nha-thong-minh-viet-nam-1656317576.jpg
Số lượng người Việt chưa sở hữu thiết bị nhà thông minh còn rất cao. Nguồn: Global Web Index. 

(Nguồn: Global Web Index)

Vậy, chính xác thì điều gì làm cho một ngôi nhà “thông minh”? Liệu sự tiết kiệm và tiện lợi mà người dùng nhận được có xứng đáng với chi phí phải bỏ ra để đầu tư cho nó? Trong bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ thảo luận về những điều bạn cần biết về ngành công nghiệp đang phát triển này, chính xác thì điều gì cấu thành một ngôi nhà thông minh và những ưu và nhược điểm của nó.

I. Xây nhà thông minh là gì?

1. Khái niệm Nhà thông minh: 

Nhà thông minh (Smart Home) là căn nhà được thiết lập một cách thuận tiện với các thiết bị và gia dụng có thể được điều khiển tự động từ xa và từ bất kỳ đâu có kết nối internet, bằng thiết bị di động hoặc thiết bị được nối mạng khác. Chủ nhà sẽ điều khiển tất cả các thiết bị bởi một bộ điều khiển tự động, được gọi là smart home hub. Smart home hub là một thiết bị phần cứng hoạt động như điểm trung tâm của hệ thống smart home có thể cảm nhận, xử lý dữ liệu và truyền thông không dây. Nó kết hợp tất cả các ứng dụng riêng lẻ vào một ứng dụng smart home duy nhất có thể được kiểm soát từ xa qua điện thoại.

Các thiết bị trong ngôi nhà thông minh được kết nối với nhau thông qua internet, cho phép người dùng kiểm soát các chức năng như truy cập an ninh vào nhà, nhiệt độ, ánh sáng và rạp hát, vv… tại nhà từ xa cũng như cài đặt lịch trình hoạt động phù hợp với thói quen sống hàng ngày.

Nha-thong-minh.gif
Nhà thông minh là gì ? (Cre pic: Gifimage.net)

Mặt khác, các thiết bị gia dụng thông minh cũng thường đi kèm với các kỹ năng tự học để có thể tìm hiểu lịch trình của chủ nhà và thực hiện các điều chỉnh khi cần thiết. Ví dụ như, tính năng kiểm soát ánh sáng có thể được kích hoạt cho phép chủ nhà giảm sử dụng điện và hưởng lợi từ việc tiết kiệm chi phí liên quan đến năng lượng hơn. Một số hệ thống tự động hóa gia đình sẽ cảnh báo cho chủ nhà nếu phát hiện bất kỳ chuyển động nào trong nhà khi họ đi vắng, trong khi những hệ thống khác có thể gọi cho chính quyền — cảnh sát hoặc sở cứu hỏa — nếu có tình huống khẩn cấp nào xảy đến.

Nếu như bạn sống trong một Ngôi nhà thông minh thì sẽ như thế nào ? (Cre vid: Toyota Home).

Hiện tại, chi phí để có được một ngôi nhà thông minh không còn quá xa vời với đa số chủ nhà như trước nữa, thậm chí chỉ với 10 triệu đồng là bạn có thể có được một không gian thông minh phù hợp với bản thân rồi. Tất nhiên, hầu hết chi phí bỏ ra phải phụ thuộc vào nhu cầu của gia chủ, càng nhiều ngữ cảnh, chức năng thì số sản phẩm và chi phí bỏ ra cũng sẽ càng tăng lên.  Nếu bạn muốn nhiều ngữ cảnh, chức năng hiện đại thì số sản phẩm và giá thành hiển nhiên cũng sẽ ngày càng nhiều hơn.

Với những người mới bắt đầu, bạn có thể sử dụng các sản phẩm đơn giản như:, đèn thông minh, loa thông minh, cảm biến chuyển động… Khi đã quen và tình hình tài chính tốt hơn, bạn có thể mở rộng ra thành một nhà thông minh đúng chất.

2. Ưu điểm và nhược điểm của nhà thông minh

Ưu điểm:

Uu-diem-cua-Nha-thong-minh
                                                            Nhà thông minh có thật sự thông minh ?  (Cre pic: Gearbrain)
  • Tiện lợi:

Lắp đặt hệ thống công nghệ nhà thông minh mang đến khá nhiều sự tiện lợi cho gia chủ bởi thay vì điều khiển các thiết bị, bộ điều nhiệt, ánh sáng và các tính năng khác bằng các thiết bị khác nhau, chủ nhà có thể điều khiển tất cả chúng bằng một thiết bị — thường là điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng.

Uu-diem-cua-nha-thong-minh
Nhà thông minh giúp bạn có thể dễ dàng điều khiển và kiểm soát ngôi nhà của chính mình chỉ trong vài lần lướt màn hình điện thoại. (Cre pic: Electrical Contractor Magazine)

Vì tất cả được kết nối với thiết bị di động, người dùng có thể nhận được thông báo và cập nhật về các sự cố trong nhà. Ví dụ, chuông cửa thông minh cho phép chủ nhà nhìn thấy và giao tiếp với những người đến cửa ngay cả khi họ không ở nhà hay người dùng cũng có thể cài đặt và kiểm soát nhiệt độ bên trong, ánh sáng và các thiết bị.

  • Yên tâm và thoải mái:

Bạn không cần phải di chuyển khắp nơi trong nhà để thực hiện các tác vụ khác nhau mà chỉ cần thoải mái ngồi trên ghế sofa hoặc trên giường thông qua các thiết bị thông minh.

Hơn thế, hệ thống bảo mật nâng cao có thể thông báo cho bạn thông qua một ứng dụng trên điện thoại thông minh nếu phát hiện có sự xâm nhập

Bằng cách thêm hệ thống an ninh và camera, bạn cũng có thể phát hiện các phương tiện đang đến gần nhà mình, tự động khóa cửa hay giám sát từng phòng, v.v….

Nha-thong-minh-an-toan
                                 Nhà thông minh giúp nâng cao tính an toàn và bảo mật cho ngôi nhà bạn. (Cre pic: VIA Technologies)
  • Tiết kiệm chi phí và năng lượng:

Chủ nhà có thể được hưởng lợi từ việc tiết kiệm chi phí đáng kể so với chi phí thiết lập hệ thống thông minh ban đầu. Các thiết bị và điện tử có thể được sử dụng hiệu quả hơn, giảm chi phí năng lượng.

Nha-thong-minh-tiet-kiem-nang-luong
Nhà thông minh giúp tiết kiệm chi phí ? Nghe ngược đời nhưng về lâu dài, bạn có thể có được các khoản lợi kha khá đến từ việc tiết kiệm năng lượng tiêu thụ đấy. (Cre pic: Smart Energy International)

Ví dụ, khi bạn sưởi ấm ngôi nhà của mình vào mùa đông bằng các thiết bị sưởi thông thường, rất có thể bạn sẽ sưởi quá ít hoặc quá nhiều vì rất khó để duy trì nhiệt độ tối ưu bên trong với các thiết bị cũ đó. Tuy nhiên, bằng cách sử dụng các công nghệ nhà thông minh, hệ thống sưởi sẽ giữ nhiệt độ bên trong ở mức ổn định để tránh hiện tượng nóng quá mức và giúp bạn sử dụng nhiệt hiệu quả nhất có thể.

Điều này không chỉ đúng đối với hệ thống sưởi mà còn đối với điều hòa nhiệt độ và các thiết bị khác có thể tiêu thụ một lượng lớn năng lượng.

He-thong-nang-luong-Nha-thong-minh
Các cơ chế tối ưu hóa nguồn năng lượng thông minh mà Nhà thông minh có thể đem đến cho bạn. (Cre pics: Giphy)

Nhược điểm:

  • Chi phí lắp đặt khá cao:

Mặc dù về đường dài có thể thấy rõ mức tiết kiệm năng lượng và chi phí mà nhà thông minh mang lại cũng như các hiệu suất lợi ích/ chi phí vượt trội mà nhà thông minh mang lại, nhiều chủ nhà vẫn còn khá e dè với mức đầu tư chi phí khá cao ban đầu để lắp đặt hệ thống và sử dụng. Tuy nhiên, thực tế thì con số này cũng còn tùy thuộc nhiều vào tính chất của hệ thống và số lượng thiết bị thông minh được dùng.

Nhuoc-diem-nha-thong-minh
                Nhược điểm lớn nhất của Nhà thông minh là chi phí phải trả cho việc lắp đặt ban đầu tương đối cao. (Cre pic: Design Smart Home). 

Vấn đề bảo mật:

Bao-mat-Nha-thong-minh
                                        Cần quan tâm đển vấn đề bảo mật an ninh kĩ càng khi ở Nhà thông minh. (Cre pic: Kaspersky)

Công nghệ càng phát triển thì vấn đề bảo mật càng cần đáng quan tâm, đặc biệt là khi nhà ở vốn dĩ là chốn không gian riêng tư của mỗi người. Vì vậy, chủ nhà cần hết sức lưu ý về vấn đề bảo mật phát sinh bao gồm bảo mật ứng dụng, bảo mật không dây và hệ thống tích hợp. Chẳng hạn, chủ nhà có thể cập nhật thường xuyên các ứng dụng nhà thông minh cũng như cài đặt thêm các phần mềm bảo mật khả dụng cho các ứng dụng này hay cài đặt bảo mật kĩ càng cho hệ thống mạng không dây, đặc biệt là Wi-fi …..

1. Nhà thông minh khác nhà thông thường ở chỗ nào?

Điểm khác biệt lớn nhất mà chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy ở một căn nhà thông minh so với một căn nhà truyền thống đó chính là hệ thống công nghệ hiện đại cho phép tất cả đồ gia dụng, đèn, hệ thống điều hoà nhiệt độ, âm thanh, TV, máy tính, an ninh… đều có thể giao tiếp với nhau và được điều khiển thông qua smartphone hay máy tính bảng, và thậm chí là bằng giọng nói.

Với căn nhà truyền thống, bạn muốn tắt bật đèn, TV,… hay một ngày bạn ra khỏi nhà mà quên khóa cửa thì đều phải trực tiếp làm tận tay hoặc về lại nhà mới có thể khóa được cửa. Nhưng với nhà thông minh, chủ nhân căn nhà hoàn toàn có thể bật đèn, khoá cửa, bật TV,… từ xa thông qua điện thoại, máy tính bảng.

Một trong những ví dụ cơ bản nhất của nhà thông minh là hệ thống kiểm soát mức độ chiếu sáng của hệ thống đèn giúp tiết kiệm điện và phù hợp với khung cảnh. Hệ thống cũng có thể điều chỉnh rèm cửa theo yêu cầu, kiểm soát nhiệt độ, hệ thống camera giám sát, khóa cửa tự động hay phòng ngừa trộm.

Một số nhà thông minh hiện đại còn được trang bị thêm hệ thống điều khiển giải trí tại gia, liên lạc nội bộ, hệ thống tưới nước, … và các chức năng tự động mà một căn nhà truyền thống sẽ không thể thực hiện được.

2. Nhà thông minh giúp ích gì cho cuộc sống?

Với những tính năng công nghệ vượt trội, nhà thông minh đã giúp ích rất nhiều cho cuộc sống, làm giảm bớt khối lượng công việc cho con người. Với nhà thông minh, gia chủ có thể kiểm soát ngôi nhà của mình một cách dễ dàng hơn.

Bên cạnh đó, nhà thông minh còn có một số công dụng khác như:

  • Tiết kiệm điện năng bởi bạn sẽ không còn phải lo việc quên tắt các thiết bị điện khi ra khỏi nhà.
  • Điều khiển chiếu sáng (tắt/bật, cường độ, màu sắc,…)
  • Điều khiển đóng/ mở rèm, cửa ra vào, cổng,…
  • Điều khiển điều hòa bình nóng lạnh, thiết bị điện tử, máy lọc không khí, robot hút bụi,…
  • Điều khiển hệ thống âm thanh đa vùng.
  • Hệ thống an ninh, báo động, báo cháy, quản lý hệ thống camera, chuông cửa màn hình
  • Kiểm soát chống trộm nhờ những camera chất lượng cao kết nối trực tiếp với điện thoại, giúp nhanh chóng phát hiện sự bất thường trong căn nhà.

3. Giải pháp nhà thông minh Vtdmart

Mặc dù đã phát triển ở nhiều nước trên thế giới nhưng nhà thông minh ở Việt Nam hiện vẫn còn là một khái niệm khá mới mẻ và không được nhiều người biết đến khi hiện mới chỉ có một số ít dự án cao cấp mới có công nghệ này. Một trong những doanh nghiệp đang đưa smart home vào ứng dụng phải kể đến Công ty Nghiên cứu và Sản xuất VinSmart với giải pháp nhà thông minh Vsmart với nhiều ưu điểm nổi trội.

hình ảnh bạn biết gì về nhà thông minh 3Giải pháp nhà thông minh Vsmart do Vinsmart làm chủ cả phần cứng và phần mềm với dây chuyền sản xuất tại tổ hợp Nhà máy sản xuất thiết bị điện tử Vsmart tọa lạc tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc (Thạch Thất, Hà Nội).
(Nguồn ảnh: vnexpress.net)

Lựa chọn nhà thông minh Vsmart, khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm bởi những ưu điểm sau:

  • Tính bảo mật và độ an toàn cao:

– Hệ thống máy chủ đặt tại Việt Nam với cam kết bảo mật dữ liệu từ Vingroup.

– Ứng dụng quản lý độc quyền phát triển bởi đội ngũ kỹ sư Vsmart.

– Có chứng chỉ bảo mật và an toàn thông tin uy tín của Việt Nam.

  • Sang trọng và đẳng cấp:

– Thiết kế đẳng cấp và thân thiện với chuẩn mực Ý từ thương hiệu Pininfarina.

– Chất liệu nhôm nguyên khối và kính cường lực sang trọng.

– Dịch vụ chăm sóc khách hàng đẳng cấp.

  • Thân thiện với người dùng:

– Hệ thống phần mềm được phát triển dành cho người Việt, giao diện tiếng Việt để mọi thành viên trong gia đình từ trẻ nhỏ đến người già đều có thể sử dụng.

– Có thể điều khiển bằng giọng nói tiếng Việt.

– Các chế độ sử dụng được cài đặt sẵn và tự động kích hoạt theo nhu cầu người dùng.

– Dễ dàng cài đặt thêm các chế độ mới.

  • Mang tinh thần và sức sáng tạo Việt:

Toàn bộ thiết bị đều được sản xuất tại Việt Nam và do người Việt làm chủ công nghệ lõi.

4. 2 dự án ứng dụng nhà thông minh: Vinhomes Ocean Park và Vinhomes Smart City

Hiện tại, Vinhomes đang áp dụng hệ thống nhà thông minh vào 2 tòa căn hộ đầu tiên là S1.02 của Vinhomes Ocean Park và GS3 của Vinhomes Smart City. Khách hàng mua căn hộ tại 2 tòa này sẽ được tặng gói Smart Home tiêu chuẩn Gold bao gồm các thiết bị:

  • Bộ điều khiển trung tâm: Là trái tim của nhà thông minh, giúp điều khiển các thiết bị thông minh theo kịch bản do chủ nhà tự thiết lập. Một bộ điều khiển này có thể kết nối với 100 thiết bị khác nhau và có thể tích hợp cả những thiết bị của hãng khác vào hệ thống.
  • Các thiết bị cảm ứng: Gồm cảm biến cửa và cảm biến chuyển động.
  • Bộ điều khiển hồng ngoại: Điều khiển các thiết bị gia dụng (có điều khiển hồng ngoại) như tivi, điều hòa,… và có thể quay 160 độ.
  • Công tắc thông minh (1 nút, 2 nút và 3 nút): điều khiển bật/tắt các thiết bị điện, hoạt động được cả khi tay ướt và có cảm giác rung nhẹ khi chạm vào.
  • Công tắc thông minh công suất cao: điều khiển bật/ tắt các thiết bị có công suất cao như bình nóng lạnh, đèn sưởi, máy bơm nước,….
  • Ổ cắm thông minh phiên bản dùng Wifi: Điều khiển bật/ tắt các thiết bị kết nối vào ổ cắm, có khả năng đo năng lượng tiêu thụ của thiết bị và có thể hẹn giờ bật tắt.
  • Camera an ninh: Ghi hình, phát hiện chuyển động, hiển thị hình ảnh trực tiếp của căn hộ. Camera có thể xoay 360 độ đảm bảo quan sát các góc ngôi nhà

Bạn muốn biết thêm về Nhà thông minh hay muốn lựa chọn đối tác có thể giúp bạn lắp đặt hệ thống Nhà thông minh như ý muốn?

Hãy liên hệ ngay với vuongtamduc.com chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn & lựa chọn đối tác tin cậy nhất nhé!

Hotline: 0933454445 để được tư vấn 1 cách tốt nhất

Email: vuongtamduc@gmail.com

Facebook: https://www.facebook.com/vuongtamduc

htpp://vuongtamduc.com

 

Bài viết liên quan